Khoa Tai Mũi Họng An Việt

Khoataimuihongnhi.com - Chuyên khám và điều trị các bệnh về Tai - Mũi - Họng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại

Có nên nạo va cho trẻ? Chuyên gia giải đáp

Có nên nạo va cho trẻ không? là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh. Viêm va xảy ra phổ biến ở trẻ em gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nạo va cùng các thông tin liên quan 

Nạo VA là gì?

 

Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi, các mô lympho phát triển nhanh về kích thước, thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng. Khi tình trạng viêm nhiễm nặng, kéo dài gây ra các biến chứng phức tạp, các bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA

f:id:Khoataimuihongnhi:20200730190056j:plain



Nạo VA là phương pháp loại bỏ toàn bộ tổ chức VA (mô bạch huyết vòm họng) ra khỏi vòm mũi họng mà không làm tổn thương đến các cơ quan bộ phận khác. Thủ thuật nạo VA không quá phức tạp có thể thực hiện dưới hình thức gây mê hoặc gây tê tại chỗ, tiến hành trong vài phút.

Nạo V.A có nguy hiểm gì không?

 

Vì mỗi cá nhân có đáp ứng khác nhau với phẫu thuật, phản ứng với gây mê và lành thương của các trẻ cũng khác nhau nên rất khó dự đoán chắc chắn kết quả phẫu thuật và các biến chứng tiềm ẩn.

 

Phần lớn các biến chứng này rất hiếm khi xảy ra nhưng chúng đã từng xảy ra tại một thời điểm nào đó, dưới bàn tay của những phẫu thuật viên kinh nghiệm, trong điều kiện chăm sóc y tế chuẩn mực. Vì vậy gia đình và bác sĩ cần cân nhắc kỹ để so sánh những nguy cơ tiềm ẩn với lợi ích của phẫu thuật trước khi đưa ra quyết định mổ.

 

Nhiễm trùng, mất nước, đau kéo dài và/hoặc liền thương chậm: bệnh nhân phải nhập viện lại dể truyền dịch và kiểm soát đau.

 

Chảy máu: Trong một số rất ít trường hợp, bệnh nhân chảy máu nhiều, phải truyền máu hay chế phẩm máu.

 

Sau nạo V.A, một số trẻ bị thay đổi giọng vì có quá nhiều không khí thoát ra đằng mũi. Một số trẻ bị thoát đồ ăn lỏng hoặc đặc qua mũi khi ăn. Những thay đổi này thường là tạm thời. Nếu chúng tồn tại dai dẳng 4-6 tuần thì cần thông báo với bác sĩ. Một số trẻ có thể thay đổi giọng vĩnh viễn (hiếm gặp).

 

V.A có thể phát triển lại, nhất là ở trẻ nhỏ.

 

Khi nào cần nạo VA cho bé?

Thực tế viêm VA không phải loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu trường hợp VA bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần trong năm thì chúng lại trở thành ổ trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn có hại.

 

Ban đầu khi chưa nặng hoặc chưa biến chứng, bé sẽ được điều trị nội khoa, phối hợp uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Thực hiện hút sạch dịch mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Quá trình điều trị diễn ra từ 3 - 4 tuần.

 

Nạo VA cho bé được chỉ định khi:

  • VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), mỗi lần kéo dài cả tháng, những lần này phải do sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
  • Gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy thường xuyên.
  • VA phình quá to gây nghẹt mũi kéo dài, không đỡ khi điều trị nội khoa, có chứng ngưng thở khi ngủ ở bé, khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi bác sẽ nội soi sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4. VA đã bít tắc hết cửa mũi sau của bé.
  • Chống chỉ định nạo VA trong trường hợp:
    • Tuyệt đối không nạo VA với người có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển.
  • Chống chỉ định tạm thời trong trường hợp:
    • Đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng.
    • Đang nhiễm 1 số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết...
    • Bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,
    • Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.

 

Trên đây là những thông tin khái quát về phương pháp nạo VA cho trẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích với bạn đọc.

Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở các bậc phụ huynh có thể gọi điện tới tổng đài 19002838. Các bác sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!

 

Follow us:

Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/

Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/khoataimuihonganviet/

Behance: https://www.behance.net/khoataimuihonganviet/

Cách vệ sinh cho trẻ khi bị viêm tai giữa đúng cách

Viêm tai giữa ở trẻ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào để vệ sinh tai cho trẻ đúng cách để giúp cải thiện triệu chứng và ức chế tình trạng nhiễm trùng ở ống tai giữa.? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bố mẹ cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa.

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng ống tai giữa bị tổn thương, nhiễm trùng do sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus có hại. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ vì cấu trúc vòi tai ở trẻ chưa phát triển toàn diện.

f:id:Khoataimuihongnhi:20200728172242j:plain

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp và có thể điều trị dứt điểm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, tổn thương ở ống tai giữa có thể nhanh chóng lây lan và trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chuyên sâu, bạn cần vệ sinh tai đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa được thực hiện theo trình tự sau:

- Vệ sinh bên ngoài tai

Sử dụng khăn mềm ẩm lau nhẹ nhàng bên ngoài vành tai và xung quanh để loại bỏ bụi bẩn và dịch mủ từ tai giữa chảy ra.
Khi lau, cần thao tác nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh gây đau rát và trầy xước da. Sau đó, có thể xoắn nhẹ góc khăn, lau ở ống tai ngoài nhằm loại bỏ dịch tiết và vảy da chết ứ đọng. Không nên chọc ngoáy sâu vào bên trong tai, điều này có thể gây chảy máu và đau rát nghiêm trọng.

- Rửa tai bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (natri clorid 0.9%) có tác dụng làm mềm niêm mạc và dịch tiết bên trong ống tai. Khi tai bị nhiễm trùng, bạn không nên sử dụng các dụng cụ nhọn, cứng để lấy ráy tai. Thay vào đó, nên dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch rửa tai chuyên dụng.

Trước khi nhỏ dung dịch vào ống tai, cần nghiêng nhẹ đầu. Sau đó nhỏ từ 3 – 4 giọt dung dịch vào tai, day nhẹ vành tai để dung dịch thấm vào bên trong.
Sau khoảng vài giây, bạn nghiêng đầu để dung dịch chảy ra bên ngoài. Lúc này, sử dụng tăm bông mềm để thấm hút dịch và các vảy bong chảy ra bên ngoài tai.

Phối hợp vệ sinh mũi họng khi bị viêm tai giữa

Tai mũi họng là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết. Mũi họng được làm sạch và thông thoáng sẽ thúc đẩy ống tai đẩy dịch và mủ ứ đọng bên trong ra ngoài. Vì vậy bên cạnh việc vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa, bạn cần phối hợp với các biện pháp chăm sóc và vệ sinh mũi, họng.

Hướng dẫn cách vệ sinh mũi và họng cho bệnh nhân bị viêm tai giữa:

Nên súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan sang cổ họng. Đồng thời cần uống nhiều nước để tăng cường dẫn lưu và làm lỏng dịch ứ.

Dùng thuốc nhỏ mũi nhằm chống phù nề, làm thông thoáng đường thở và bảo vệ niêm mạc mũi.

Cần xì mũi đúng cách. Nên bịt một bên lỗ mũi và xì mũi mạnh để loại bỏ dịch tiết hoàn toàn, làm tương tự với lỗ mũi còn lại. Tình trạng hít mũi có thể khiến dịch mũi đi xuống cổ họng, gây ra viêm VA, viêm amidan và khiến ống tai bị tắc nghẽn.

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ đúng cách

Để phòng bệnh viêm tai giữa, cha mẹ nên lưu ý:

– Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi. Sử dụng điều hòa đúng cách.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 2 năm tuổi. Dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và đúng cách. Không để trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì.

– Tiêm chủng vacxin phòng cúm và phế cầu cho trẻ.

– Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi họng để tránh lây bệnh sang vùng tai.

– Khi đang bị viêm nhiễm vùng tai, không nên cho trẻ đi bơi hoặc tiếp xúc với nguồn nước bẩn.

Như vậy, cha mẹ biết cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn và phòng tránh tái phát cho trẻ sau này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tai mũi họng, bạn có thể liên hệ trực tiếp bệnh viện an việt qua hotline 1900 2838 để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.

Lý do trẻ bị viêm tai giữa khi bơi lội & cách phòng tránh

Mỗi khi hè về là số bệnh nhận bị các bệnh về tai do bơi lội tăng lên nhất là ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do bố mẹ chưa biết cách bảo vệ tai cho trẻ khi đi bơi. Cùng tìm hiểu cách đề phòng trẻ bị viêm tai giữa khi đi bơi dưới đây.

Nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa khi đi bơi

Mùa hè đến, nắng nóng khiến nhiều cha mẹ có nhu cầu cho con cái đi bơi, đi biển du lịch. Theo các chuyên gia, việc đi bơi không chỉ giải quyết được vấn đề nắng nóng trong mùa hè, mà đây còn là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt.

Những lợi ích to lớn bơi lội mang lại đối với trẻ, có thể kể đến như:

- Tăng chiều cao, phát triển cơ thể toàn diện cho trẻ

- Tăng cường kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ

- Giúp trẻ thư giãn, xả tress.

- Giúp trẻ giải nhiệt chống nóng trong mùa hè

- Tập luyện thường xuyên giúp giảm cân đối với trẻ thừa cân béo phì

Tuy nhiên, việc đi bơi không có các phương tiện bảo hộ (bảo vệ), cũng như việc vệ sinh không đúng cách sau khi bơi sẽ rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm tai ở trẻ nhỏ

f:id:Khoataimuihongnhi:20200727231747j:plain

Nguyên nhân do nguồn nước bể bơi không đảm bảo vệ sinh. Hoặc có chứa hóa chất gây ảnh hưởng xấu tới hệ tai mũi họng của trẻ. Hoặc cho trẻ bơi ở những vùng nước bẩn như ở sông ngòi ao hồ tù đọng. Khi đó, nước nhiễm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm.. vào tai trẻ sẽ trẻ gây bệnh cho trẻ.

Thông thường, khi vào tai nước sẽ tự chảy ra ngoài. Nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt. Khi đó vi khuẩn và nấm phát triển sẽ dẫn đến viêm tai giữa. Đặc biệt ở trẻ có tiền sử viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ có các triệu chứng như đau tai, chảy dịch tai, nghe kém…Có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc không.

Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm… Lâu dài, viêm tai giữa có thể tiến triển thành viêm tai giữa mạn, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ, gây ảnh hưởng tới thính lực và sự phát triển của trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi

Làm thế nào để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ sau khi đi bơi? Để trả lời cho câu hỏi này, các phụ huynh lưu ý thực hiện các vấn đề sau:

+ Lựa chọn bể bơi có chất lượng nước sạch: Nên cho trẻ bơi ở những bể bơi uy tín. Đảm bảo nguồn nước luôn được khử trùng vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, không chứa nhiều hóa chất độc hại cho hệ hô hấp của trẻ. Không nên cho trẻ bơi ở sông hồ tù đọng, nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.

f:id:Khoataimuihongnhi:20200727231805j:plain

+ Vệ sinh tai trẻ sau khi bơi:

– Mục đích: Nhằm giữ vệ sinh tai trẻ sạch sẽ, tránh tác nhân gây bệnh xâm nhập

– Cách làm:

Sau khi trẻ bơi xong, cha mẹ tắm lại cho trẻ bằng nước sạch. Nếu có nước vào tai, cho trẻ nghiêng đầu sang 1 bên dốc nước trong tai ra. Có thể dùng máy sấy bật chế độ nhẹ hong khô tai cho trẻ.

Không dùng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để ngoáy tai cho trẻ. Có thể lấy que tăm bông đặt nhẹ ở ống tai ngoài một lúc để hút nước trong tai ra. Không ngoáy sâu vào tai của trẻ tránh đẩy bụi bẩn và tác nhân gây bệnh vào sâu hơn.

Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã từng mổ tai thì bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi đi bơi.

+ Sử dụng công cụ hỗ trợ khi đi bơi

Cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cho trẻ để phòng viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi. Các dụng cụ hỗ trợ đó bao gồm:

- Cho trẻ đội mũ, đeo nút bịt tai khi đi bơi để bảo vệ tai

- Đeo kính bơi cho trẻ để bảo vệ mắt.

- Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế nước lọt vào mũi họng.

Lưu ý: Không dùng chung nút tai, kính bơi với các trẻ khác.

Các biện pháp này có thể hạn chế phần nào tác nhân vi sinh vật xâm nhập vào tai trẻ gây bệnh. Các cha mẹ nên mua cho trẻ các dụng cụ hỗ trợ bơi này ở các cửa hàng uy tín để đảm báo chất lượng nhé.

Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn. Chỉ cần thực hiện các lưu ý trên khi đưa trẻ đi bơi, cha mẹ đã đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe toàn diện mà không lo trẻ bị mắc bệnh viêm tai giữa.

Follow us:

Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/

Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/khoataimuihonganviet/

Behance: https://www.behance.net/khoataimuihonganviet/

 

Bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

Viêm ống tai ngoài là một trong những bệnh về tai xảy ra phổ biến cả ở trẻ nhỏ và người lớn, bệnh gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt chất lượng cuộc sống, Vậy viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không, bao lâu thì hết là thắc mắc chung của rất nhiều người khi bị viêm tai ngoài. Cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc của đông đảo bạn đọc.

Viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không?

Viêm ống tai ngoài là tình trạng tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm gây ra.

f:id:Khoataimuihongnhi:20200724132735j:plain

Việc sử dụng các dụng cụ ngoáy tai không được khử khuẩn, lau tai quá nhiều khiến da bị xước là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng chủ yếu xảy ra ở người thường xuyên bơi lội, hay bị nước rơi vào trong tai hoặc ở đối tượng trẻ em ống tai nhỏ dẫn đến thoát nước kém.

Khi mắc bệnh thường sẽ có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt trong tai tạo nên thành các lớp vảy xung quanh ống tai. Về sau các phần mảng vảy này dần dày lên gây tắc nghẽn ống tai và làm suy giảm thính lực của người bệnh.

Viêm ống tai ngoài nếu không được thăm khám và điều trị sớm hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây viêm tai giữa, viêm xương chũm, mất thính lực toàn phần, viêm dây thần kinh sọ, viêm màng não,…

Vậy bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi hay không? Rất khó có thể đưa ra nhận định chính xác cho tình trạng này. Bởi với viêm ống tai ngoài mới chớm hay ở dạng cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày nếu chăm sóc cần thận.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp y tế.

Cách làm viêm ống tai ngoài tự khỏi nhanh

Tình trạng viêm ống tai ngoài ở mức độ nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát của bệnh về tai thì bạn có thể thực hiện những cách làm sau đây cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả:

- Luôn giữ cho ống tai được khô thoáng và sạch sẽ, nhất là trong thời tiết ẩm ướt hoặc sau khi bơi lội.

- Những lúc tắm gội hoặc đi bơi khiến nước vô tình vào ống tai. Để khắc phục, người bệnh cần nhanh chóng nghiêng đầu sang một bên để phần nước trong ống tai chảy hết ra ngoài và sau đó dùng bông sạch thấm hút cho khô ráo nước.

- Không nên dùng tăm bông để làm sạch tai. Vì khi sử dụng không đúng cách sẽ khiến tai bị tổn thương và vô tình đưa các chất bẩn và nấm vào sâu bên trong tai.

- Dùng nước muối sinh lý làm sạch tai thường xuyên bằng cách dùng que bông sạch thấm hút dung dịch và lau sạch tai.

Điều trị viêm ống tai ngoài bằng cách nào?

Việc điều trị viêm tai ngoài cần dựa vào triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Điều trị thường nhằm vào mục đích giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Tuy nhiên, quá trình chính xác để điều trị bệnh cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Các phương pháp điều trị viêm ống tai ngoài thường được sử dụng hiện nay là:

1. Dùng thuốc giảm đau

Trường hợp viêm ống tai ngoài nhẹ thì bác sĩ có thể đề nghị việc tự chăm sóc tại nhà với các toa thuốc cụ thể. Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ tai hoặc thuốc xịt không kê đơn và thuốc giảm đau kháng viêm như: Paracetamol hoặc ibuprofen. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đặt một chiếc khăn ấm vào tai bị tổn thương để giảm đau mà không cần dùng thuốc.

2. Sử dụng thuốc nhỏ tai

Có nhiều loại thuốc nhỏ tai được chỉ định để điều trị viêm ống tai ngoài. Một số loại thuốc không cần kê đơn, tuy nhiên, thuốc có chứa kháng sinh và steroid thì cần được bác sĩ chỉ định. Thông thường, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm dần sau 1 tuần sử dụng thuốc nhỏ tai.

Qua bài viết trên, người bệnh đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không, mất bao lâu và cách thức giúp viêm tai ngoài tự khỏi nhanh hơn tại nhà. Lưu ý rằng trong trường hợp nào đi nữa, cách tốt nhất vẫn là thăm khám bác sĩ để tìm hướng điều trị triệt để, tránh bệnh nặng hơn.

 

Follow us:

Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/

Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/khoataimuihonganviet/

Behance: https://www.behance.net/khoataimuihonganviet/

Tổng hợp một số bệnh về tai thường gặp

Tai là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương gây ra một số những bệnh lý về tai như viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, viêm sụn vành tai,… có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nếu không phát hiện sớm tổn thương ở cơ quan này gây ảnh hưởng đến thính lực và để lại các di chứng vĩnh viễn nếu không kịp thời chữa trị.

f:id:Khoataimuihongnhi:20200721162339p:plain



Những bệnh lý về tai thường gặp nhất

 

Tai là cơ quan phức tạp, đảm nhiệm vai trò cảm thụ âm thanh. Bên cạnh đó, tai còn tác động đến phần tiền đình nhằm điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.

 

Cấu tạo của tai được chia thành 3 phần chính, bao gồm:

 

-  Tai ngoài: Tai ngoài bao gồm các bộ phận từ màng nhĩ đến vành tai. Các bộ phận này có vai trò thu nhận và dẫn truyền âm thanh.

 

Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm tai xảy ra khi ống tai do bị thương tổn, bị xâm nhập bởi vi khuẩn vào các liên kết nằm ở dưới da. Đây là hiện tượng xảy ra ở nhiều đối tượng, kể cả ở trẻ nhỏ.

 

Triệu chứng: ngứa, đau tai, lung bùng lỗ tai, không nghe được gì, chảy dịch vàng, cơn đau tai tăng lên khi hắc hơi, nhai thức ăn… Viêm tai ngoài có thể gây suy giảm thính lực, điếc tai; chuyển sang giai đoạn mãn tính, tổn thương não bộ, dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác (viêm tai giữa, đái tháo đường…).

 

Tai giữa: Tai giữa bao gồm các bộ phận như xoang chũm, vòi nhĩ, hòm nhĩ, xương con. Các bộ phận này đảm nhiệm chức năng điều chỉnh âm thanh.

 

Nguyên nhân gây viêm tai giữa: Có thể do nước bẩn lọt vào tai, ráy tai bằng vật nhọn gây nhiễm trùng, thiếu máu não, nhiễm lạnh hay biến chứng từ các bệnh vùng mũi họng.

 

Triệu chứng: Đau tai, nhức tai, nhức đầu, suy giảm thính giác, có dịch tiết lỏng chảy từ tai, mùi hôi; có thể kèm theo sốt nhẹ, đau họng, nghe kém... Ở trẻ nhỏ có thể bị rối loạn tiêu hóa.

 

Biến chứng: Viêm tai giữa kéo dài, dịch mủ tạo áp lực lên màng nhĩ gây thủng màng nhĩ, điếc tai, biến chứng viêm tai xương chũm, liệt mặt, viêm mê nhĩ, áp-xe màng não...

 

-  Tai trong: Bao gồm mê nhĩ màng và mê nhĩ xương, có nhiệm vụ chuyển âm thanh thành các xung động thần kinh, đồng thời giúp điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.

 

-  Bệnh ù tai: Thường gặp hơn ở người làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn, nghe tiếng bom, mìn nổ; ráy tai nhiều gây tắc nghẽn, có dị vật ở tai, thiếu máu não...

 

Triệu chứng: Ù tai là tình trạng người bệnh không nghe rõ được âm thanh, trong tai lúc nào cũng nghe những tiếng “ù ù”, ong ong, vo ve cực kỳ khó chịu...

 

Biến chứng: Ù tai kéo dài có thể khiến người bệnh đau đầu, trí nhớ suy giảm, thường xuyên mất ngủ, chóng mặt, mất tập trung trong công việc…

 

Các bệnh lý về tai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi các dấu hiệu bất thường xuất hiện, bạn cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị thích hợp. Các phương pháp được chỉ định thường phụ thuộc vào tổn thương tai và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân. Chính vì vậy, việc tự ý điều trị theo cảm quan thường không đem lại kết quả tốt.

 

Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của bệnh viện đa khoa An Việt là một trong những chuyên khoa mũi nhọn trong định hướng phát triển của phòng khám, được trang bị đồng bộ đầy đủ các loại máy móc thuộc thế hệ tốt nhất, mới nhất, hiện đại nhất tại Việt Nam. Đội ngũ bác sĩ, y tá đầu ngành có nhiều năm làm việc tại bệnh viện lớn, được đào tạo bài bản, hứa hẹn sẽ đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 19002838 đê được các bác sĩ tư vấn miễn phí.



Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến bé khiến bé bị đau, làm giảm khả năng nghe, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa trẻ sơ sinh như thế nào? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây.

 

Tổng quan bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh 

 

Trong tai mỗi bé sẽ có một đường ống tai nhỏ, gọi là vòi nhĩ, có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi. Đồng thời sẽ giúp cân bằng áp lực. Nhưng khi mũi và họng bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy, thì đây sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Do vòi nhĩ của trẻ nhỏ ngắn và  rộng, phát triển theo chiều ngang nên khi họng và mũi tiết dịch nhầy, vi khuẩn sẽ rất dễ dàng bám vào và di chuyển xung quanh khu vực này.

f:id:Khoataimuihongnhi:20200715164212j:plain



Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa

 

Những dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh thường khởi phát từ bệnh viêm mũi họng. Do vậy nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng thì bố mẹ rất dễ bỏ qua những biểu hiện của bệnh. 

 

Không ít người chủ quan trong việc điều trị bệnh viêm mũi, họng thông thường khiến cho bệnh viêm tai giữa trở nên nặng là việc chữa trị khó khăn hơn nhiều.

 

Dưới đây là một số biểu hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ qua.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa đầu tiên là sốt và viêm mũi. Tùy vào tình trạng bệnh và do cơ địa mà mức độ sốt sẽ khác nhau. Thông thưởng là bé sẽ bị sốt từ 39 đến 40 độ C. 

 

Tuy nhiên bố mẹ không loại trừ trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt do thời tiết hay một loại viêm nhiễm nào khác.

 

-  Đau tai: Đây là một trong những dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh gặp phải nhiều nhất. Bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện của con như trẻ hay quấy khóc, nước hoặc mủ trong tai nhỏ ra bên ngoài, hoặc trẻ lấy tay dụi vào tai…Việc kiểm tra màng nhĩ để phát hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh là rất khó bởi lỗ tai của trẻ rất nhỏ hẹp. Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể phát hiện những bất thường ở tai thông qua hình dạng và cấu tạo màng nhĩ.

 

-  Rối loạn tiêu hóa: Viêm tai giữa cấp tính có thể khiến đường tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề như đi ngoài, phân lỏng…do đờm, dịch.

 

-  Chảy mủ: Đây là biểu hiện viêm tai giữa mãn tính ở trẻ sơ sinh nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời. Ở giai đoạn này, những biểu hiện như đau tai, trẻ quấy khóc sẽ giảm hẳn, điều đó khiến bố mẹ nhầm tưởng rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên nếu thấy mủ chảy ra từ trong tai thì bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám gấp để có cách điều trị.

 

Ngoài những biểu hiện trên thì còn có vài dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh khác. Do vậy để chắc chắn rằng trẻ có bị viêm tai giữa không để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả thì bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp các bác sĩ nha khoa sớm nhất nhé.

 

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

 

Viêm tai giữa ở trẻ nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm gây ra những biến chứng như:

 

-  Ảnh hưởng thính giác: Viêm nhiễm kéo dài dễ dẫn tới tình trạng nghe kém. Bệnh thường sẽ hồi phục khi nhiễm trùng qua đi. Nhưng nếu nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nghe kém nặng, thậm chí là điếc hoàn toàn.

 

- Chậm phát triển ngôn ngữ: Hậu quả của việc nghe kém có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Từ đó, việc học tập cũng như các vấn đề về xã hội và giao tiếp hành vi cũng gặp khó khăn.

 

-  Nhiễm trùng lan rộng: Viêm tai giữa là bệnh lý tai mũi họng và có sự liên quan mật thiết tới các bộ phận này. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sự lan tràn nhiễm trùng sang các mô xung quanh gây viêm mũi, viêm phổi, áp xe não… có thể đe dọa đến tính mạng.

 

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bệnh viêm tai giữa và các bệnh về tai mũi họng bạn có thể liên hệ trực tiếp khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt để được các bác sĩ giải đáp miễn phí.

 

Follow us:

Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/

Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/khoataimuihonganviet/

Behance: https://www.behance.net/khoataimuihonganviet/

Những cách chữa viêm họng hạt bằng lá đu đủ

Trong các biện pháp dân gian chữa viêm họng hạt phải kể đến cách chữa viêm họng hạt bằng lá đu đủ đem lại hiệu quả và được nhiều người áp dụng hiện nay. Nhằm giúp mọi người có thể áp dụng biện pháp này một cách hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 3 cách chữa viêm họng hạt bằng lá đu đủ phổ biến nhất hiện nay.

f:id:Khoataimuihongnhi:20200703164835j:plain

chữa viêm họng hạt bằng lá đu đủ


Lá đu đủ có vị đắng, cay, chứa một hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như: canxi, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D… giúp có thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị.

 

Lá đu đủ có chứa các enzyme có tác dụng giảm viêm trong cơ thể, giảm sốt, giảm đau và cúm. Một cuộc điều tra được thực hiện bởi Đại học Y khoa Dharpur, Ấn Độ, đảm bảo tính hiệu quả của nó, cũng như sự an toàn của việc sử dụng lá đu đủ.

 

Bài thuốc chữa viêm họng bằng lá đu đủ là một trong số các bài thuốc hay ấy, hiệu quả đã được công nhận từ xa xưa cho đến nay, an toàn, dễ làm.

Các cách chữa viêm họng bằng lá đu đủ.

Chữa viêm họng bằng lá đu đủ là một biện pháp dân gian hiệu quả, tiết kiệm, dễ thực hiện. Hiện nay, dân gian đang lưu truyền rất nhiều cách chữa viêm họng bằng lá đu đủ. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý người bệnh nên lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.

 

Chữa viêm họng bằng lá đu đủ với mật ong

 

Đây là phương pháp chữa viêm họng bằng lá đu đủ đơn giản nhất. Được biết đến như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên, mật ong giúp sát khuẩn, trừ trùng, tiêu diệt tận gốc các tác nhân gây bệnh cực tốt.

f:id:Khoataimuihongnhi:20200703164901j:plain

chữa viêm họng hạt bằng lá đu đủ

Bên cạnh đó, lá đu đủ lại là dược liệu số một trong việc giảm sưng, tiêu viêm. Sự kết hợp hài hòa giữa mật ong với lá đu đủ sẽ giúp đánh bật viêm họng chỉ sau một thời gian ngắn, đem đến cảm giác dễ chịu, giúp dịu họng, giảm đau rát.

 

Sự kết hợp này không chỉ đem đến công dụng tuyệt vời mà còn giúp người bệnh dễ dàng sử dụng lá đu đủ hơn. Bởi vị ngọt tự nhiên của mật ong sẽ giúp giảm đi vị đắng của lá đu đủ hiệu quả. Cách chữa viêm họng bằng lá đu đủ với mật ong như sau.

 

Nguyên liệu:

  • Lá đu đủ
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chọn lá đu đủ to và còn tươi, đem rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ.
  • Bước 2: Trộn lá đu đủ đã được cắt nhỏ với mật ong.
  • Bước 3: Đem hấp cách thủy hỗn hợp trên.
  • Bước 4: Sau khoảng 15 phút, tắt bếp, lấy hỗn hợp ra đem nghiền nát lá đu đủ rồi dùng ngay khi còn nóng. Để dễ dàng sử dụng hợp bạn có thể cho thêm một chút nước sôi.
  • Bước 5: Duy trì dùng trong khoảng 3-5 ngày, mỗi ngày dùng từ 2-3 lần, mỗi lần dùng một muỗng cafe.

 

Cách chữa viêm họng hạt bằng lá đu đủ, mật ong và húng chanh

 

Một số nguyên liệu như lá húng chanh, xạ can, củ mạch môn có tác dụng tốt trong giảm các triệu chứng như ho, đau họng, đờm…Khi kết hợp với lá đu đủ sẽ giúp giảm viêm hiệu quả và lành tính khi sử dụng

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm lá đu đủ khô 15 gam, húng chanh 10g, xạ can 10g.
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên và sắc với 600ml nước
  • Đun đến khi cạn còn khoảng 200ml thì dừng và chắt phần nước chia thành 2 lần uống khi còn ấm
  • Bài thuốc này nên sử dụng liên tục từ 3 đến 5 ngày

 

Cách trị viêm họng hạt bằng lá đu đủ và lá hẹ

 

Lá hẹ và hạt chanh cũng là các nguyên liệu có thể kết hợp với đu đủ để trị viêm họng hạt bởi chúng có khả năng kháng viêm tốt đồng thời thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản

  • Rửa sạch cách nguyên liệu gồm lá đu đủ, lá hẹ và hạt chanh
  • Giã các nguyên liệu rồi mang hỗn hợp đi hấp cách thủy trong 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước cốt sau đó pha loãng với nước lọc theo tỷ lệ 1:3
  • Uống mỗi ngày 3 lần trong khoảng 5 ngày

 

Những lưu ý khi chữa viêm họng hạt bằng lá đu đủ?

Để quá trình điều trị viêm họng bằng lá đu đủ đạt hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên lạm dụng quá nhiều lá đu đủ tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Khi chữa viêm họng bằng lá đu đủ, bạn nên rửa sạch để loại bỏ các tạp chất. Bởi lá đu đủ thường là nơi sinh sống và trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, virus
  • Các bài thuốc nên làm đủ dùng, thuốc ngày nào dùng trong ngày đó vì lá đu đủ rất dễ thiu. Việc dùng lại lá đu đủ hôm trước có thể khiến cơ thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Ngoài ra để quá trình chữa viêm họng bằng lá đu đủ sớm đạt hiệu quả, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế đồ cứng, khó nuốt; đồ ăn lạnh; đồ cay nóng; các chất kích thích…. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A,C,E; thực phẩm giàu kẽm, đồ ăn mềm…

 

Trên đây là một số cách chữa viêm họng hạt bằng lá đu đủ người bệnh có thể tham khảo sử dụng. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Nếu trong trường hợp, thấy bệnh có dấu hiệu nặng hơn người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm.

Follow us:

Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/

Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/khoataimuihonganviet/

Behance: https://www.behance.net/khoataimuihonganviet/