Khoa Tai Mũi Họng An Việt

Khoataimuihongnhi.com - Chuyên khám và điều trị các bệnh về Tai - Mũi - Họng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại

【Hướng Dẫn】Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ rất quan trọng với người bệnh. Bởi vì sau khi màng nhĩ thủng hoặc phẫu thuật xong, màng nhĩ sẽ rất yếu do bị tổn thương. Nếu chăm sóc không đúng cách việc màng nhĩ sẽ rất lâu lành lại, thậm chí sẽ không lành được. Đây là điều mà không người bệnh nào mong muốn. Vì vậy nắm rõ cách vệ sinh tai sẽ giúp người bị thủng màng nhĩ nhanh hồi phục hơn. 

Những tác nhân làm màng nhĩ thủng

Ai cũng biết màng nhĩ có vai trò và chức năng quan trọng để bảo vệ tai giữa và nghe âm thanh. Vì thế có bất kỳ tổn thương nào ở màng nhĩ sẽ làm chúng ta bị giảm thính lực. Để tránh phải có những câu hỏi tương tự và liên quan như cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ ra sao. Nắm rõ nguyên nhân để tránh một số nguyên nhân chủ quan cũng là điều cần thiết.

f:id:Khoataimuihongnhi:20201113174400j:plain

Nguyên nhân nào gây thủng màng nhĩ do đâu, đó là:

  • Trẻ em hiếu động trong quá trình chơi đùa sẽ dùng vật nhọn, bút chọc vào tai. Nếu là người lớn đôi khi việc lấy ráy tai quá sâu, dùng tăm bông ngoáy tai quá đà sẽ đâm vào màng nhĩ làm màng nhĩ bị rách.
  • Do bị chấn thương khí áp trong quá trình lặn biển hay đi máy bay, dùng túi khí xe ô tô...Làm tai bị chênh lệch áp suất nên màng nhĩ bị thủng.
  • Do chấn thương ở vùng đầu hoặc chấn thương ở tai gây nên thủng màng nhĩ.
  • Bị viêm tai giữa cũng là nguyên nhân khiến màng nhĩ thủng để giải phóng dịch của tai giữa. Đây là nguyên nhân thủng màng nhĩ chủ yếu ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
  • Do bị chấn thương âm thanh khi nghe phải những âm thanh quá lớn và gần.

Dấu hiệu nhận biết khi bị thủng màng nhĩ

Nắm rõ những dấu hiệu thủng màng nhĩ để đến gặp bác sĩ và thăm khám kịp thời cũng rất quan trọng. Giúp xác định mức độ tổn thương màng nhĩ của người bệnh để có biện pháp chữa trị phù hợp. Đồng thời khi thăm khám hoặc điều trị bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ đúng đắn.

Màng nhĩ là một mô mỏng ngắn cách giữa tai ngoài với tai giữa vì thế nó rất mỏng manh dễ rách. Chúng ta có thể quan sát được màng nhĩ bằng cách nhìn từ bên ngoài vào. Sau đây là các dấu hiệu thủng màng nhĩ điển hình.

  • Các cơn đau tai với mức độ nhẹ hoặc nặng, có thể đau liên tục hay đau ngắt quãng.
  • Ù tai;
  • Bị chảy máu tai hoặc chảy dịch tai do dịch viêm tai giữa được giải thoát ra ngoài. Nếu dịch thoát ra rồi cảm giác đau đớn sẽ giảm bớt.
  • Tai bị viêm và thủng màng nhĩ người bệnh còn thêm triệu chứng sốt.
  • Suy giảm thính lực của tai, mức độ tuỳ vào mức độ màng nhĩ thủng.
  • Trẻ em thường quấy khóc, bỏ ăn hoặc bú.

Cách điều trị thủng màng nhĩ như thế nào?

Có nhiều phương pháp để xử lý màng nhĩ thủng, không nhất thiết cứ thủng màng nhĩ là phải phẫu thuật vá lại như nhiều người nghĩ. Nếu mức độ tổn thương rách màng nhĩ làm suy giảm thính lực từ 15-20 dB không cần vá màng nhĩ. Lúc này chỉ cần nắm cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ đúng cách là được. Màng nhĩ sẽ có thể tự lành lại sau vài tuần hay vài tháng.

Trường hợp màng nhĩ rách nặng hơn, với mức độ giảm thính lực từ 20dB trở lên cần phải vá. Trường hợp màng nhĩ thủng do viêm tai hay do tái phát nhiều lần cũng cần phải vá.

Có 2 phương pháp vá màng nhĩ đó là:

  • Vá màng nhĩ: Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và dùng gel vá màng nhĩ hay một loại mô y tế để vá vào chỗ rách. Tạo tiền đề cho các mô của màng nhĩ phát triển để lấp đầy lỗ thủng.
  • Phẫu thuật vá màng nhĩ: Nếu màng nhĩ rách nặng bác sĩ cần tạo hình màng nhĩ cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ gây mê và tiếp cận màng nhĩ thông qua ống tai hoặc rạch một đường nhỏ vào sau tai. Sau đó dùng laser để loại bỏ mô thừa hoặc sẹo. Lấy vỏ sợi cơ hoặc mô từ tĩnh mạch người bệnh để làm vật liệu vá màng nhĩ.

Cho dù thủng màng nhĩ nhẹ hay nặng người bệnh cũng phải nắm rõ cách vệ sinh tai. Giúp quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ 

Bạn đã nắm rõ cách vệ sinh tai nếu như bị thủng màng nhĩ chưa? Nếu chưa hãy làm theo hướng dẫn mà bác sĩ bệnh viện An Việt đưa ra sau đây.

Chuẩn bị dụng cụ và vật dụng: 1 chai nước muối sinh lý, 1 chiếc khăn mềm và sạch, 1 thau nhỏ.

Cách vệ sinh tai: Pha chai nước muối sinh lý và nước ấm, tiếp theo cho khăn sạch vào nhúng nước rồi vắt khô. Dùng khăn này lau sạch sẽ phía ngoài tai, sau đó nhỏ nước muối sinh lý và tai. Khi nhỏ nước muối nên nghiêng tai để nước muối chảy vào ống tai.

Giữ như vậy khoảng 3 phút thì nghiêng ngược lại để nước bẩn chảy ra hết. Sau đó dùng khăn thấm nước lúc nãy vệ sinh tai bên ngoài sạch sẽ. Nên vệ sinh ngày 2-3 lần và phải giữ tai khô ráo, thông thoáng để tai nhanh phục hồi.

Chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ cho các bạn. Nếu có thắc mắc nào về thủng màng nhĩ cần tư vấn thêm vui lòng gọi hotline 1900 2838.

Follow us:

http://www.apsense.com/user/khoataimuihongnhi
https://issuu.com/khoataimuihong
https://qiita.com/khoataimuihong
https://enetget.com/Khoataimuihong
https://weheartit.com/khoataimuihongnhianviet
https://khoataimuihongnhi.tumblr.com/
https://tawk.to/Khoataimuihongnhi.com
https://gab.com/Khoataimuihongnhi