Khoa Tai Mũi Họng An Việt

Khoataimuihongnhi.com - Chuyên khám và điều trị các bệnh về Tai - Mũi - Họng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại

Có nên nạo va cho trẻ? Chuyên gia giải đáp

Có nên nạo va cho trẻ không? là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh. Viêm va xảy ra phổ biến ở trẻ em gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nạo va cùng các thông tin liên quan 

Nạo VA là gì?

 

Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi, các mô lympho phát triển nhanh về kích thước, thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng. Khi tình trạng viêm nhiễm nặng, kéo dài gây ra các biến chứng phức tạp, các bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA

f:id:Khoataimuihongnhi:20200730190056j:plain



Nạo VA là phương pháp loại bỏ toàn bộ tổ chức VA (mô bạch huyết vòm họng) ra khỏi vòm mũi họng mà không làm tổn thương đến các cơ quan bộ phận khác. Thủ thuật nạo VA không quá phức tạp có thể thực hiện dưới hình thức gây mê hoặc gây tê tại chỗ, tiến hành trong vài phút.

Nạo V.A có nguy hiểm gì không?

 

Vì mỗi cá nhân có đáp ứng khác nhau với phẫu thuật, phản ứng với gây mê và lành thương của các trẻ cũng khác nhau nên rất khó dự đoán chắc chắn kết quả phẫu thuật và các biến chứng tiềm ẩn.

 

Phần lớn các biến chứng này rất hiếm khi xảy ra nhưng chúng đã từng xảy ra tại một thời điểm nào đó, dưới bàn tay của những phẫu thuật viên kinh nghiệm, trong điều kiện chăm sóc y tế chuẩn mực. Vì vậy gia đình và bác sĩ cần cân nhắc kỹ để so sánh những nguy cơ tiềm ẩn với lợi ích của phẫu thuật trước khi đưa ra quyết định mổ.

 

Nhiễm trùng, mất nước, đau kéo dài và/hoặc liền thương chậm: bệnh nhân phải nhập viện lại dể truyền dịch và kiểm soát đau.

 

Chảy máu: Trong một số rất ít trường hợp, bệnh nhân chảy máu nhiều, phải truyền máu hay chế phẩm máu.

 

Sau nạo V.A, một số trẻ bị thay đổi giọng vì có quá nhiều không khí thoát ra đằng mũi. Một số trẻ bị thoát đồ ăn lỏng hoặc đặc qua mũi khi ăn. Những thay đổi này thường là tạm thời. Nếu chúng tồn tại dai dẳng 4-6 tuần thì cần thông báo với bác sĩ. Một số trẻ có thể thay đổi giọng vĩnh viễn (hiếm gặp).

 

V.A có thể phát triển lại, nhất là ở trẻ nhỏ.

 

Khi nào cần nạo VA cho bé?

Thực tế viêm VA không phải loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu trường hợp VA bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần trong năm thì chúng lại trở thành ổ trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn có hại.

 

Ban đầu khi chưa nặng hoặc chưa biến chứng, bé sẽ được điều trị nội khoa, phối hợp uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Thực hiện hút sạch dịch mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Quá trình điều trị diễn ra từ 3 - 4 tuần.

 

Nạo VA cho bé được chỉ định khi:

  • VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), mỗi lần kéo dài cả tháng, những lần này phải do sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
  • Gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy thường xuyên.
  • VA phình quá to gây nghẹt mũi kéo dài, không đỡ khi điều trị nội khoa, có chứng ngưng thở khi ngủ ở bé, khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi bác sẽ nội soi sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4. VA đã bít tắc hết cửa mũi sau của bé.
  • Chống chỉ định nạo VA trong trường hợp:
    • Tuyệt đối không nạo VA với người có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển.
  • Chống chỉ định tạm thời trong trường hợp:
    • Đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng.
    • Đang nhiễm 1 số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết...
    • Bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,
    • Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.

 

Trên đây là những thông tin khái quát về phương pháp nạo VA cho trẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích với bạn đọc.

Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở các bậc phụ huynh có thể gọi điện tới tổng đài 19002838. Các bác sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!

 

Follow us:

Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/

Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/khoataimuihonganviet/

Behance: https://www.behance.net/khoataimuihonganviet/